Đền thờ Cao Bá Điển xã Hoằng Giang
Tướng Quân Cao Bá Điển còn có tên là Cao Văn Điển, Cao Điển, Cao Vinh, Cao điền, Sinh ngày 11/11 năm mậu thân (1848) tại làng trinh sơn nay thuộc xã Hoằng Giang, huyện hoằng hóa, tỉnh Thanh Hóa, ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, có 8 con, những khó khăn của gia cảnh không ngăn cản được lòng ham học hỏi và chí tiến thân của người thiếu niên Cao Bá Điển những năm tháng còn ở quê nhà Cao Bá điển vừa làm ruộng vừa cần mẫn dùi mài kinh sử
TÓM TĂT LỊCH SỬ DI TÍCH ĐỀN THỜ TƯỚNG QUÂN CAO BÁ ĐIỂN DI TÍCH CẤP QUỐC GIA XÃ HOẰNG GIANG , HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA
TÓM TẮT LỊCH SỬ ĐỀN THỜ TƯỚNG QUÂN CAO BÁ ĐIỂN
DI TÍCH VĂN HÓA CẤP QUỐC GIA
Tướng Quân Cao Bá Điển còn có tên là Cao Văn Điển, Cao Điển, Cao Vinh, Cao điền, Sinh ngày 11/11 năm mậu thân (1848) tại làng trinh sơn nay thuộc xã Hoằng Giang, huyện hoằng hóa, tỉnh Thanh Hóa, ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, có 8 con, những khó khăn của gia cảnh không ngăn cản được lòng ham học hỏi và chí tiến thân của người thiếu niên Cao Bá Điển những năm tháng còn ở quê nhà Cao Bá điển vừa làm ruộng vừa cần mẫn dùi mài kinh sử
Cao Bá Điển lớn lên cũng là lúc cuộc kháng chiến chống thực dân pháp đang nổ ra ở lục tỉnh nam kỳ. Tiếng súng chống quân xâm lược đã thôi thúc Cao Bá Điển, xếp bút nghiên, dừng lại con đường cử nghiệp để đi lính vào vào năm đinh sửu
Làng Trinh Sơn xã Hoằng Giang, huyện Hoằng hóa , tỉnh Thanh Hóa là quê hương của Cao Bá Điển, ông là một trong hai nhà lãnh đạo tiểu biểu của cuộc khởi nghĩa hùng lĩnh, nổi tiếng trong phong trào cần vương chống pháp của dân tộc ta
Kể từ khi tham gia tấn công quân pháp ở kinh thành huế từ năm 1886 cho đến năm 1896 ông bị thực dân pháp sát hại tại thị xã thanh hóa (nay là thành phố thanh hóa), Cao Bá Điển đã có 10 năm cống hiến sức lực, tài năng, đặc biệt là mạng sống của mình trong sự nghiệp kháng chiến chống pháp của dân tộc ta trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cuộc đời chiến đấu và khí tiết cao thượng vì nước, vì dân của Cao Bá Điển đã trở thành tấm gương bất diệt, quê hương, đất nước, dòng tộc họ cao ở Làng trinh sơn xã Hoằng Giang tự hào về ông, với đạo hiếu uống nước nhớ nguồn, ngay sau khi bị giặc pháp sát hại ở Thị Xã Thanh Hóa nay là Thành Phố Thanh Hóa Làng xóm , dòng tộc họ cao đã đưa thi hài Cao Bá Điển về an tang tại quê hương và sau đó lập đền thờ ông Di tích mang tên Đền Thờ Cao Bá Điển. được tọa lạc trên một miền quê nằm theo ven triền sông mã hiền hòa, thơ mộng chở nặng phù sa, bồi đắp thành một miền quê sông nước hữu tình, một miền đất địa linh nhân kiệt.
+ Đền thờ Tướng Quân Cao Bá Điển
Hàng năm cứ đến ngày mùng 2 và ngày 3 tháng 3 tính theo âm lịch Cán bộ và nhân dân, Dòng họ Cao và con em xa quê xã Hoằng Giang lại hội tụ về đây dâng hương tưởng nhớ ghi ơn công trạng của Danh Tướng Quân Cao Bá Điển để cầu may, cầu tài, cầu lộc, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu
Nhằm phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa tinh thần của quê hương, của dân tộc. Đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng của nhân dân, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ghi nhận công lao to lớn của các vị anh hùng, tiền bối đã có công với dân, với nước.
- DTLS CỒN MÃ NHÓN ĐỊA CHỈ ĐỎ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ
- Chùa Trào Âm xã Hoằng Lưu
- Di tích đền thờ Tương quân Lê Văn Thâu và quận công Lê Văn Luận
- Di tích lịch sử Nhà thờ Nguyễn Quỳnh xã Hoằng Lộc
- Tướng quân Nguyễn Phan
- Thượng tướng quân Lê Ngọc Xích trên đất Hoằng Đạt
- Vài nét về cuộc đời sự nghiệp Tướng công Bùi Khắc Nhất
- Di tích Quốc gia Bảng Môn Đình xã Hoằng Lộc
- Tướng quân Lê Viện xã Hoằng Thành
- Di tích từ đường họ Lương xã Hoằng Lưu