GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT: DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT CẤP TỈNH ĐÌNH BÁI XUYÊN
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT: DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT CẤP TỈNH ĐÌNH BÁI XUYÊN ( Xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá)
I.TÊN GỌI DI TÍCH
Đình Bái Xuyên ngày nay thuộc làng Bái Xuyên xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóá. Là nơi thờ Thành Hoàng làng có duệ hiệu là Thượng lương tôn thần (mộc thần). Đầu thế kỷ XIX Bái Xuyên là một thôn của tổng Bút Sơn, huyện Hoằng Hoá, trấn Thanh Hoa. Đến năm Minh Mệnh thứ 19(1838), thành lập huyện Mỹ Hóá, Bái Xuyên thuộc tổng Dương Thủỷ; đến đời vua Đồng Khánh (1885 - 1888), Bái Xuyên trở thành một xã của tổng Dương Thủy, huyện Mỹ Hóa, tỉnh Thanh Hóá. Đến năm Thành Thái thứ nhất (1889), lại nhập Mỹ Hóa vào huyện Hoằng Hoá, Bái Xuyên thuộc tổng Dương Thuy, huyện Hoằng Hoa, tỉnh Thanh Hóá.
Đình Bái Xuyên là lấy tên địa danh của làng xã - Bái Xuyên để đặt tên cho di tích. Tên gọi này tồn tại từ đầu thế kỷ XIX cho đến nay.
II. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ DI TÍCH VÀ ĐƯỜNG ĐI ĐẾN.
Làng Bái Xuyên (nơi có di tích đình Bái Xuyên) là một làng Việt Cổ với tên gọi ban đầu là Kẻ Thầy. Làng Bái Xuyên nằm trên bờ sông Ngu Giang - một dòng sông được tách ra từ dòng sông Mã ở mạn thị trấn Tào Xuyên hiện nay chảy qua các xã Hoằng Lý, Hoằng Cát, Hoằng Xuyên ở tả ngạn xuống đến ngã ba Bộ Đầu, gặp nước sông Trà Giang đố vào rồi chảy ra cửa Lạch Trường.
Dòng sông này cũng là nơi ghi những sự kiện lịch sử. Đời vua Trần Thuận Tông (1380 - 1383), chiến thuyền của quân Chăm Pa bị đánh tơi bời ở sông Ngu Giang chính Hồ Quý Ly khi làm quan nhà Trần đánh thắng trận này. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép "Khoảng đời Thiên Hựu (1557 - 1558), Mạc Kính Điển bại trận, rút về giữ Sông Bút Cương, sau bị đánh thua".
Theo tài liệu Địa chí Hoằng Hóá, có nguồn gốc từ ngoài Bắc vào ở làng Bút Cương (Hoằng Phúc). Từ đầu thời Lý họ làm nghề chài lưới trên sông Ngu Giang - lập nên xóm lưới. Ngoài ra họ còn làm nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, trồng dâu nuôi tằm. Dần dần hình thành hai làng Bút Cương và Bái Ninh. Sau đó một bộ phận chuyển cư sang bên kia sông lập nên làng Bái Xuyên thuộc xã Hoằng Xuyên ngày nay.
Qua gần 1000 năm hình thành và phát triển, Bái Xuyên là một làng nông nghiệp tiêu biểu và có nhiều biến đổi. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, cơ sở vật chất khang trang hơn. Bái Xuyên là một làng trù phú cũng là một địa chỉ hấp dẫn cho việc tìm hiểu về đời sống, cũng như văn hóa truyền thống của một làng Việt đồng bằng ven sông.
Đến với di tích Đình Bái Xuyên, từ Thành phố Thanh Hóa xuôi về hướng Bắc qua cầu Hàm Rồng khoảng 2 km rẽ phải theo đường đê của xã Hoằng Cát khoảng 8 km là đến làng Bái Xuyên. Đình nằm ngày trung tâm của làng Bái Xuyên. Các phương tiện ô tô, xe máy đến di tích đều thuận tiện và dễ dàng.
III. NHÂN VẬT ĐƯỢC THỜ Ở ĐÌNH.
Theo sách "Địa chí văn hóa Hoằng Hoa" cho biết: Đình Bái Xuyên, xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa thờ Thành Hoàng có duệ hiệu là Thượng lương tôn thần (Mộc Thần) là vị thần thuộc loại nhiên thần'
Vài dòng ghi chép ngắn ngủi về vị Thành hoàng thờ ở đình Bái Xuyên trong sách nêu trên, không cho chúng ta biết điều gì nữa về vị Thành hoàng này.
Căn cứ vào những tiêu chí trên. Đình Bái Xuyên có đủ điều kiện để đề nghị công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 2009.
Nguồn: xã Hoằng Xuyên
- DTLS CỒN MÃ NHÓN ĐỊA CHỈ ĐỎ GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ
- Chùa Trào Âm xã Hoằng Lưu
- Di tích đền thờ Tương quân Lê Văn Thâu và quận công Lê Văn Luận
- Di tích lịch sử Nhà thờ Nguyễn Quỳnh xã Hoằng Lộc
- Tướng quân Nguyễn Phan
- Thượng tướng quân Lê Ngọc Xích trên đất Hoằng Đạt
- Vài nét về cuộc đời sự nghiệp Tướng công Bùi Khắc Nhất
- Di tích Quốc gia Bảng Môn Đình xã Hoằng Lộc
- Tướng quân Lê Viện xã Hoằng Thành
- Di tích từ đường họ Lương xã Hoằng Lưu